3 Cách Nhân Giống Sen Đá Cho Ra Năng Suất Cao Nhất

Cách nhân giống sen đá

Cách nhân giống sen đá là một quy trình vô cùng quan trọng để tạo ra nhiều cây con từ cây mẹ. Việc nhân giống này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sự đa dạng của loài cây này. Trong bài viết dưới đây, Sen Đá Xanh sẽ giúp bạn tìm hiểu về các cách nhân giống sen đá.

Tại sao cần phải nhân giống sen đá?

Để trang trí: Sen đá được nhiều người săn đón vì vẻ đẹp và tính dễ chăm sóc của nó. Nhân giống sen đá giúp tạo ra nhiều cây con để trang trí không gian sống đẹp hơn.

Dùng trong thương mại: Sen đá là một loại cây cảnh cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng. Việc nhân giống sen đá giúp các nhà vườn và người chơi hệ cây cảnh sản xuất số lượng lớn cây để bán cho thị trường. Nhân giống sen đá giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sen đá từ phía người tiêu dùng.

Cách nhân giống sen đá
Cách nhân giống sen đá

Mục đích bảo tồn: Một số loài sen đá có nguy cơ bị đe dọa hoặc suy giảm số lượng trong tự nhiên do mất môi trường sống. Việc nhân giống sen đá có thể giúp bảo tồn và duy trì các loài cây này trong một môi trường kiểm soát được.

Dùng trong nghiên cứu: Nhân giống sen đá cũng có thể được thực hiện trong nhiều nghiên cứu về sinh học cây trồng. Qua đó, giúp hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của các loài sen đá và phương pháp nhân giống hiệu quả.

Lựa chọn thời điểm tốt nhất nhân giống sen đá

Thời điểm lý tưởng để nhân giống sen đá là không quá nóng hoặc quá lạnh, khi có khí hậu mát mẻ. Mùa xuân là thời điểm tốt nhất trong năm để thực hiện quá trình nhân giống sen đá. Tuy nhiên, các mùa khác vẫn có thể thực hiện được nhưng tỷ lệ thành công có thể thấp hơn.

Chuẩn bị giá thể trồng cây

Các tiêu chí để đánh giá chất lượng giá thể gồm độ tơi xốp, giữ ẩm thoát nước tốt, thông thoáng và giàu dinh dưỡng. Trước khi sử dụng mùn xơ dừa và phân rơm, bạn cần xử lý chúng bằng vôi nông nghiệp để loại bỏ các tạp chất có thể gây hại cho cây.

Bạn có thể ngâm xơ dừa hoặc phân rơm trong dung dịch vôi khoảng từ 12 đến 24 giờ. Sau đó rửa sạch bằng nước cho đến khi không còn màu đỏ nữa. Đối với xơ dừa thì việc bóp vắt có thể tăng hiệu quả của quá trình xử lý.

Một công thức phổ biến để trộn là: xơ dừa (hoặc sử dụng phân rơm) 80% + trấu tươi 20%. Bạn có thể bổ sung một ít phân hữu cơ nhưng không nên quá nhiều vì điều này có thể gây sốc cho cây.

Cách nhân giống sen đá có năng suất cao nhất

Cách 1: Cách nhân giống sen đá bằng lá

Bước 1: Chọn và tách lá

Trong phương pháp này, việc chọn những loại sen đá có lá dày và lớn sẽ tốt hơn. Bạn có thể thu thập những chiếc lá già đã rụng xuống hoặc cắt chúng từ trên cây mẹ.

Khi thực hiện, bạn nên đặt tay gần cuống lá khoảng từ ⅔ đến ¾ độ dài của lá. Sau đó thực hiện một cú rút nhanh chóng và chính xác để xoay hoặc bứt lá ra khỏi cây mẹ. Lưu ý lá vẫn nguyên vẹn sau khi bứt bởi nếu bị tổn thương hoặc gãy, khả năng nảy mầm sẽ bị ảnh hưởng.

Cách nhân giống sen đá
Cách nhân giống sen đá

Bước 2: Để khô và giâm lá

Sau khi tách lá, ở phần cuối mà bạn bứt sẽ tạo thành một vết thương chưa khô và vẫn còn chất nhựa. Vì vậy, bạn cần phải để lá ở một nơi sạch sẽ và thoáng mát cho đến khi vết thương khô hoàn toàn để tránh bị vi khuẩn xâm nhập trong quá trình chăm sóc. Thời gian cần để vết thương khô có thể dao động từ 1 đến 2 ngày tùy vào kích thước của lá. Khi lá đã khô hoàn toàn, bạn chỉ cần đặt chúng lên bề mặt đất và chờ đến khi chúng nảy mầm.

Bước 3: Chăm sóc và chuyển cây

Trước khi đặt lá, bạn nên tưới đất một cách nhẹ nhàng để đảm bảo độ ẩm cần thiết. Đặt chúng ở nơi có ánh sáng tự nhiên vừa phải, tránh xa những nơi quá nắng hoặc ẩm ướt. Hạn chế tưới nước quá nhiều trong thời gian này và chỉ tưới khi thấy đất trên mặt quá khô.

Khi mầm đã đạt kích thước tối thiểu (khoảng 2,5 – 3cm đường kính) và lá mẹ bắt đầu héo thì bạn có thể chuyển sang chậu. Tránh chuyển chậu khi lá mẹ còn xanh tươi vì cây con vẫn cần chất dinh dưỡng từ lá mẹ. Bạn cũng có thể giữ nguyên lá mẹ mà không cần tách ra, lá mẹ sẽ tự héo đi mà không ảnh hưởng đến cây con.

Để chuyển từ vị trí giâm sang chậu, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm rơi rụng rễ cây. Nhấc mầm cây ra một cách nhẹ nhàng và loại bỏ đất. Trong trường hợp mầm cây đã mọc sâu, khó di chuyển thì bạn có thể chuyển cả mầm cây và một phần đất qua chậu mới. Trong thời gian này, hãy để cây ở điều kiện giống như khi giâm lá mẹ để tránh sốc nhiệt độ cho cây non.

Cách 2: Cắt ngọn để nhân giống

Bước 1: Chọn cây sen đá có lóng dài, phát triển cao hoặc có nhánh cần nhân giống. Sử dụng dao hoặc kéo đã được sát khuẩn để cắt phần cành muốn nhân giống.

Cách nhân giống sen đá
Cách nhân giống sen đá

Bước 2: Đặt những cành đã cắt vào một khu vực khô ráo, sạch sẽ và đợi cho phần cắt khô lại. Thời gian chờ từ 3 đến 4 ngày để đảm bảo vết cắt lành lại và tránh vi khuẩn xâm nhập. Nếu cần thì đợi thêm 2 đến 3 ngày nữa nếu vết cắt vẫn chưa khô.

Bước 3: Khi phần cắt đã khô, cắm cành cắt xuống cái giá thể đã chuẩn bị trước. Vậy là bạn đã hoàn thành cách nhân giống sen đá bằng cành rồi.

Lưu ý: Đảm bảo vệ sinh dao hoặc kéo trước khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng keo liền sẹo để tăng hiệu quả của quá trình.

Cách 3: Cách nhân giống sen đá bằng nước

Bước 1: Sử dụng một lưỡi dao sắc để cắt lá hoặc cành từ cây mẹ dứt khoác. Trước khi cắt, hãy khử trùng dao bằng cách ngâm trong nước sôi hoặc sử dụng các chất khử trùng để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tay để bứt lá. Giữ chặt lá và uốn sang hai bên cho đến khi lá tự rơi. Chọn những lá khỏe mạnh và tách lá từ cây mẹ nhẹ nhàng.

Bước 2: Đặt lá hoặc cành mà bạn vừa cắt ở một nơi khô ráo và thoáng mát trong khoảng 3-4 ngày để vết cắt lành và cành khô hoàn toàn. Việc này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và kích thích quá trình phát triển rễ mới.

Cách nhân giống sen đá
Cách nhân giống sen đá

Bước 3: Sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc miệng ly hoặc bình chứa nước. Bạn cần đảm bảo màng bọc được bọc kín.

Bước 4: Sử dụng một dao đục để tạo các lỗ nhỏ trên màng bọc sau đó cắm lá hoặc cành vào các lỗ đó. Lưu ý rằng khi cắm thì 50% của lá hoặc cành tiếp xúc với nước trong bình và phần còn lại nằm trên màng bọc.

Cuối cùng, đợi trong khoảng vài ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn tùy vào loại sen đá. Nếu trong vòng 1 tuần mà lá hoặc cành vẫn chưa phát triển ra rễ thì hãy thay nước. Sau khi đã phát triển ra rễ thì bạn đã có thể lấy ra và trồng chúng vào đất bình thường.

Chăm sóc cây Sen đá cũ khi đã cắt ngọn

Đối với cây sen đá cũ, chỉ cần chờ đợi là đủ bởi sức sống và khả năng sinh tồn của chúng thật sự mạnh mẽ. Phần thân mà bạn đã cắt trước đó sẽ mọc ra nhiều cây con và chúng thường phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh nhờ vào sự cung cấp dưỡng chất từ phần thân mẹ và bộ rễ dưới đất.

Khi cây phát triển, nó sẽ trở thành một bụi cây với nhiều nhánh rậm rạp. Nếu bạn muốn cây có thêm nhánh, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, hãy đặt chậu cây cắt này ở một nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp để giúp cây con phát triển mạnh mẽ hơn.

Lời kết

Cách nhân giống sen đá rất quan trọng trong việc trang trí, thương mại hay nghiên cứu về nó. Thông qua bài viết trên cách nhân giống sen đá không phức tạp như bạn nghĩ đúng không nào? Hy vọng bài viết của Sen Đá Xanh sẽ cho bạn những kiến thức bổ ích để trồng ra một vườn sen đá xinh đẹp và năng suất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *